Kinh nghiệm lựa chọn ngành nghề kinh doanh

thanh_lap_cong_ty_hai_phong-kinh-nghiem-lua-chon-nganh-nghe-kinh-doanh-01

Ngành nghề kinh doanh là nội dung hoạt động được Phòng ĐKKD xác nhận khi đăng ký kinh doanh. Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp Hải Phòng sẽ phân tích quy định về ngành nghề kinh doanh chính và cách lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp để Quý khách hàng tham khảo.

Mục lục:

Ngành nghề kinh doanh chính là gì?

Ngành nghề kinh doanh chính là một trong lĩnh vực kinh doanh doanh nghiệp đăng ký, căn cứ theo mã ngành của ngành nghề kinh doanh chính mà cơ quan quản lý thuế xác định mã NDKT của doanh nghiệp sử dụng khi nộp tiền thuế. Do vậy ngành nghề kinh doanh chính là nội dung được quy định để thống kê, phân loại doanh nghiệp là chính, nó không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Có được đăng ký thay đổi ngành nghề kinh doanh chính không?

Theo nghị định 108/2015/NĐ-CP sửa đổi nghị định 78/2015/NĐ-CP thì doanh nghiệp thay đổi ngành nghề kinh doanh chính nộp thông báo thay đổi thông tin thuế ban hành theo thông tư 02/2019/TT-BKHĐT tới phòng ĐKKD. Phòng ĐKKD sẽ cấp giấy xác nhận thông tin đăng ký doanh nghiệp cập nhật nội dung trên cho doanh nghiệp.

Hướng dẫn đăng ký ngành nghề kinh doanh công ty

✔ Hiện tại ngành nghề kinh doanh của công ty chỉ được ghi nhận trong giấy xác nhận thông tin doanh nghiệp do Phòng đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp. Do đó:

– Công ty mới thành lập không có tài liệu nào ghi nhận ngành nghề kinh doanh đã đăng ký. Toàn bộ thông tin ngành nghề được công khai trên cổng thông tin điện tử quốc gia và chỉ tra cứu được khi nhập mã số doanh nghiệp vào hệ thống.

– Đối với công ty thực hiện thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh thì Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy xác nhận thông tin doanh nghiệp trong đó ghi nhận lại list ngành nghề kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp.

✔ Như vậy trong mọi trường hợp ngành nghề kinh doanh công ty đăng ký không còn hiển thị trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp như quy định cũ trước ngày 01/07/2015 (Thời điểm luật doanh nghiệp 2014 được áp dụng). Việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp hiện tại sẽ chỉ có 2 tác dụng: Một là đảm bảo ngành nghề có đủ các hoạt động kinh doanh mà công ty đang và sẽ triển khai kinh doanh; Hai là ngành nghề kinh doanh phù hợp với năng lực mà đối tác, bạn hàng yêu cầu. Dịch vụ Tư vấn thành lập công ty Hải Phòng cũng dựa vào hai tiêu chí này để tư vấn cho khách hàng lựa chọn bộ ngành nghề phù hợp nhất.

✔ Thông thường khi tiếp nhận yêu cầu của khách hàng Luật sư sẽ nắm bắt các hoạt động kinh doanh thực tế của khách hàng, từ đó xác định hướng mở rộng ngành nghề kinh doanh cho phù hợp, đồng thời tư vấn để khách hàng hiểu rõ việc thành lập công ty có nên đăng ký nhiều ngành nghề. Những ngành nghề kinh doanh trực tiếp như hoạt động mua bán hàng hóa, hoạt động sản xuất gia công hàng hóa thì hầu như các công ty Luật đều tư vấn đầy đủ cho khách hàng, tuy nhiên những ngành nghề bổ trợ cho hoạt động kinh doanh chính thì không hẳn đơn vị nào cũng nắm được.

Ví dụ: Đăng ký ngành nghề phục vụ cho việc bán hàng online, bán hàng trên các phương tiện di động, bán hàng thông qua hệ thống hoa hồng,…

✔ Hoặc đăng ký ngành nghề phù hợp với yêu cầu của Sở ban ngành khi doanh nghiệp xin các giấy phép con như kinh doanh gas, giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm, giấy phép bán rượu,…

✔ Tiếp đó theo Luật sư các chủ doanh nghiệp cần quan tâm tới đánh giá của đối tác, chủ đầu tư về doanh nghiệp mình thông qua cách đăng ký ngành nghề kinh doanh. Điều này đặc biệt quan trọng với các công ty chuyên tham gia dự án, đấu thầu hoặc triển khai kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ.

✔ Chúng tôi phân tích để doanh nghiệp hiểu rằng với mỗi trường hợp sự tinh tế của việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh đăng ký đều khác nhau.

thanh_lap_cong_ty_hai_phong-kinh-nghiem-lua-chon-nganh-nghe-kinh-doanh-02

Quy định về đăng ký ngành nghề kinh doanh của công ty

Pháp luật quy định về ghi ngành nghề đăng ký doanh nghiệp như sau:

1. Việc ghi ngành, nghề kinh doanh trong đăng ký doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP (Được sửa đổi bổ sung bởi nghị định 108/2018/NĐ-CP), Phụ lục I và II Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 07 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam áp dụng từ 20/08/2018.

2. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp phải lựa chọn ngànhkinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì doanh nghiệp lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam, sau đó ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp ngay dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết của doanh nghiệp phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn. Trong trường hợp này, doanh nghiệp chỉ được kinh doanh trong phạm vingành, nghề chi tiết đã ghi.

4. Việc ghi ngành, nghề kinh doanh quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 7 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều này; trong đó, ngành, nghề kinh doanh chi tiết được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.

5. Trường hợp Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền khẳng định doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh ra Thông báo yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo mẫu quy định tại Phụlục V-5 ban hành kèm theo Thông tư 02/2019/TT-BKH, đồng thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

Có được đăng ký ngành nghề kinh doanh chưa có trong hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam

Theo luật doanh nghiệp 2014 doanh nghiệp được đăng ký kinh doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm miễn sao đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định pháp luật chuyên ngành. Hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam đương nhiên chưa đầy đủ vì có những lĩnh vực kinh doanh phát triển sau thời điểm văn bản pháp luật được ban hành, hoặc có những ngành nghề chưa được ghi nhận do thiếu sót của người tổng hợp. Khi đăng ký các ngành nghề này doanh nghiệp cần:

– Ghi chi tiết quy định pháp luật điều chỉnh nội dung liên quan đến ngành nghề kinh doanh.

– Trường hợp ngành nghề không có văn bản pháp luật thực tế điều chỉnh bạn cần làm công văn giải trình với Phòng đăng ký kinh doanh về thực tiễn tồn tại ngành nghề kinh doanh để cơ quan này được rõ.

Trên đây là một số chia sẻ của dịch vụ thành lập công ty Hải Phòng liên quan đến quy định về đăng ký ngành nghề kinh doanh, ngành nghề kinh doanh chính của công ty. Chúc các bạn thành công.

0936.86.35.35
0972.29.19.09
Zalo Messenger
Facebook Messenger